Chuyên mục
Tin tức

Hội thảo Than Việt Nam – Nhật Bản năm 2019: Mở ra nhiều cơ hội phát triển

 

Được sự ủy quyền của Bộ Kinh tế và Thương mại Nhật Bản, Bộ Công Thương Việt Nam, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, sáng 3/10/2019, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã phối hợp với Tập đoàn Dầu khí và Kim loại Quốc gia Nhật Bản – JOGMEC đồng chủ trì tổ chức Hội thảo Than Việt Nam – Nhật Bản năm 2019.

 

Hội thảo Than Việt Nam - Nhật Bản năm 2019: Mở ra nhiều cơ hội phát triển

Hội thảo là diễn đàn để các cơ quan quản lý và doanh nghiệp hai nước trao đổi và nắm bắt về chính sách quản lý của nhà nước, tình hình thực tế sản xuất và nhu cầu sử dụng than tại Nhật Bản và Việt Nam; đồng thời giới thiệu các kết quả đạt được của các dự án hợp tác về than hai nước đang thực hiện.

Tham dự Hội thảo có các ông: Katsushi Takehiro – Trưởng phòng Than, Vụ Năng lượng và Tài nguyên thiên nhiên, Bộ Kinh tế và Thương mại Nhật Bản; Trịnh Đức Duy – Trưởng phòng Công nghiệp Than, Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương Việt Nam; Daisuke Okabe – Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam; Hajime Keda – Phó TGĐ JOGMEC; Vũ Thành Lâm – Thành viên HĐTV Vinacomin; đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam cùng đông đảo các chuyên gia ngành năng lượng đến từ Việt Nam và Nhật Bản.

Hội thảo Than Việt Nam - Nhật Bản năm 2019: Mở ra nhiều cơ hội phát triển

Tại Hội thảo, các đại biểu đã có những thuyết trình về chính sách than đá của Việt Nam và Nhật Bản, giá trị gia tăng của than và các dự án hợp tác Nhật Bản – Việt Nam; đồng thời đưa ra những nhận định, phân tích về tình hình sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu than của Vinacomin, các loại than phù hợp và không phù hợp cho các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam cũng như công tác đào tạo tiếp nhận tại Nhật Bản và đào tạo phải cử chuyên gia…

Vinacomin hiện là nhà sản xuất than lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng hơn 80% tổng sản lượng than sản xuất và phần lớn cung cấp cho các hộ sử dụng trong nước, có dành một phần nhỏ mà khách hàng trong nước chưa có nhu cầu để xuất khẩu cho các bạn hàng truyền thống, chủ yếu sử dụng cho công nghiệp thép tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, với nhu cầu than trong nước ngày một tăng, chủ yếu là các loại than cho các nhà máy phát điện đảm bảo cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân và an ninh năng lượng, Vinacomin đã bắt đầu nhập khẩu than, tăng cường chế biến pha trộn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các khách hàng.

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, trên cơ sở thực tế cần chuyển sang hướng khai thác than hầm lò và dự kiến các khu vực khai thác ở các mỏ than Việt Nam trong tương lai sẽ ngày càng xuống sâu hơn và đi xa hơn; trong đó, sự giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị của Nhật Bản như Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản – METI, các tổ chức JOGMEC, NEDO, JCOAL, KCM đã đóng góp một phần vào kết quả sản xuất kinh doanh của Vinacomin trong những năm qua. Vinacomin đang chuyển dịch tỷ trọng từ khai thác than lộ thiên sang giai đoạn tăng mạnh tỷ trọng khai thác than hầm lò. Việc chuyển dịch mô hình này không chỉ cần nguồn vốn đầu tư lớn mà còn đòi hỏi Vinacomin phải có nguồn nhân lực bao gồm các chuyên gia, cán bộ và công nhân kỹ thuật giỏi, lành nghề trong lĩnh vực khai thác hầm lò.

Hội thảo là cơ hội tốt để các cơ quản quản lý và doanh nghiệp hai nước trao đổi và giới thiệu những thông tin mới nhất về chính sách, công nghệ và nhu cầu sử dụng than của hai nước.

 

 

Được sự ủy quyền của Bộ Kinh tế và Thương mại Nhật Bản, Bộ Công Thương Việt Nam, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, sáng 3/10/2019, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã phối hợp với Tập đoàn Dầu khí và Kim loại Quốc gia Nhật Bản – JOGMEC đồng chủ trì tổ chức Hội thảo Than Việt Nam – Nhật Bản năm 2019.

Được sự ủy quyền của Bộ Kinh tế và Thương mại Nhật Bản, Bộ Công Thương Việt Nam, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, sáng 3/10/2019, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã phối hợp với Tập đoàn Dầu khí và Kim loại Quốc gia Nhật Bản – JOGMEC đồng chủ trì tổ chức Hội thảo Than Việt Nam – Nhật Bản năm 2019.

 

 

 

Hội thảo Than Việt Nam - Nhật Bản năm 2019: Mở ra nhiều cơ hội phát triển

Hội thảo Than Việt Nam - Nhật Bản năm 2019: Mở ra nhiều cơ hội phát triển

 

Hội thảo là diễn đàn để các cơ quan quản lý và doanh nghiệp hai nước trao đổi và nắm bắt về chính sách quản lý của nhà nước, tình hình thực tế sản xuất và nhu cầu sử dụng than tại Nhật Bản và Việt Nam; đồng thời giới thiệu các kết quả đạt được của các dự án hợp tác về than hai nước đang thực hiện.

 

Tham dự Hội thảo có các ông: Katsushi Takehiro – Trưởng phòng Than, Vụ Năng lượng và Tài nguyên thiên nhiên, Bộ Kinh tế và Thương mại Nhật Bản; Trịnh Đức Duy – Trưởng phòng Công nghiệp Than, Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương Việt Nam; Daisuke Okabe – Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam; Hajime Keda – Phó TGĐ JOGMEC; Vũ Thành Lâm – Thành viên HĐTV Vinacomin; đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam cùng đông đảo các chuyên gia ngành năng lượng đến từ Việt Nam và Nhật Bản.

 

Hội thảo Than Việt Nam - Nhật Bản năm 2019: Mở ra nhiều cơ hội phát triển

Hội thảo Than Việt Nam - Nhật Bản năm 2019: Mở ra nhiều cơ hội phát triển

 

Tại Hội thảo, các đại biểu đã có những thuyết trình về chính sách than đá của Việt Nam và Nhật Bản, giá trị gia tăng của than và các dự án hợp tác Nhật Bản – Việt Nam; đồng thời đưa ra những nhận định, phân tích về tình hình sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu than của Vinacomin, các loại than phù hợp và không phù hợp cho các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam cũng như công tác đào tạo tiếp nhận tại Nhật Bản và đào tạo phải cử chuyên gia…

 

Vinacomin hiện là nhà sản xuất than lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng hơn 80% tổng sản lượng than sản xuất và phần lớn cung cấp cho các hộ sử dụng trong nước, có dành một phần nhỏ mà khách hàng trong nước chưa có nhu cầu để xuất khẩu cho các bạn hàng truyền thống, chủ yếu sử dụng cho công nghiệp thép tại Nhật Bản.

 

Tuy nhiên, với nhu cầu than trong nước ngày một tăng, chủ yếu là các loại than cho các nhà máy phát điện đảm bảo cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân và an ninh năng lượng, Vinacomin đã bắt đầu nhập khẩu than, tăng cường chế biến pha trộn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các khách hàng.

 

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, trên cơ sở thực tế cần chuyển sang hướng khai thác than hầm lò và dự kiến các khu vực khai thác ở các mỏ than Việt Nam trong tương lai sẽ ngày càng xuống sâu hơn và đi xa hơn; trong đó, sự giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị của Nhật Bản như Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản – METI, các tổ chức JOGMEC, NEDO, JCOAL, KCM đã đóng góp một phần vào kết quả sản xuất kinh doanh của Vinacomin trong những năm qua. Vinacomin đang chuyển dịch tỷ trọng từ khai thác than lộ thiên sang giai đoạn tăng mạnh tỷ trọng khai thác than hầm lò. Việc chuyển dịch mô hình này không chỉ cần nguồn vốn đầu tư lớn mà còn đòi hỏi Vinacomin phải có nguồn nhân lực bao gồm các chuyên gia, cán bộ và công nhân kỹ thuật giỏi, lành nghề trong lĩnh vực khai thác hầm lò.

 

Hội thảo là cơ hội tốt để các cơ quản quản lý và doanh nghiệp hai nước trao đổi và giới thiệu những thông tin mới nhất về chính sách, công nghệ và nhu cầu sử dụng than của hai nước.

 

 

 

(Hương Giang – vinacomin.vn)

 

Bài viết liên quan

Tìm kiếm